Thứ Ba, 28 tháng 11, 2017

Bạn đã biết cách bảo dưỡng xe nâng dầu, xe nâng xăng – ga?

Để xe nâng được vận hành tốt, bền, an toàn và có tuổi thọ lâu dài, bạn phải bảo dưỡng xe đúng cách. Dưới đây là bài hướng dẫn bảo dưỡng xe mà bạn cần phải biết

– Vệ sinh lọc gió (sau khi sử dụng khoảng 70 giờ).
– Thay nhớt máy sau khi sử dụng liên tục 170 giờ (giờ hiển thị ở đồng hồ tắp lô xe).
– Nhớt máy là nhớt 40. Thay 8 lít nhớt cho một lần thay.
– Sau hai lần thay nhớt máy là một lần thay lọc nhớt.
– Sử dụng liên tục khoảng 1.000 giờ  thay lọc dầu một lần.
– Sử dụng khoảng 20.000 giờ, chúng ta kiểm tra nhớt thủy lực nếu thấy nhớt bị đổi thành màu đen thì chúng ta thay nhớt thủy lực. Nhớt thủy lực là nhớt 10. Thay khoảng 50 lít.
– Nhớt hộp số là nhớt 90. Sau khi sử dụng khoảng 20.000 giờ ta thay nhớt hộp số (Nhớt hộp số chung nhớt cầu).
– Dầu thắng là dầu 3-2. Chúng ta phải thường xuyên kiểm tra dầu thắng nếu thấy dầu đổi màu thì chúng ta cần thay dầu thắng.
– Sau mỗi lần bảo dưỡng xe chúng ta phải bơm mỡ cho xe và vô nhớt xích nâng, đồng thời phải vô mỡ cho tất cả bạc đạn bánh xe.
Chúng ta cần phải kiểm tra thường xuyên mỗi buổi sáng trước khi vận hành xe nâng như sau:
– Kiểm tra nhớt máy.
– Kiểm tra nước ở két nước.
– Kiểm tra dầu thắng.
– Kiểm tra hệ thống thắng, đèn, kèn…
– Kiểm tra hệ thống ống nhớt thủy lực, các xích nâng, …
Hàng tuần, chúng ta nên rửa xe, sau đó bơm thêm mỡ bò ở những đầu vú mỡ, làm mềm xích nâng bằng nhớt. Đồng thời, xiết lại toàn bộ các ốc vít gắn trên xe vì sau 1 tuần hoạt động, có thể các ốc vít này đã bị lỏng.
 
Liên hệ: Mr. Hùng: 094 55 33 840| 0969 062 541


Thứ Tư, 22 tháng 11, 2017

Sử dụng xe điện đứng lái sao cho đúng cách?

Với thiết kế nhỏ gọn, xe điện đứng lái đang được nhiều khách hàng lựa chọn. Tuy nhiên, việc sử dụng loại xe này sao cho đúng quy chuẩn, không phải ai cũng biết. Hãy cùng các chuyên gia trong ngành tìm hiểu về điều này nhé.
 
 
1. Tìm hiểu cấu tạo xe nâng điện đứng lái:
So với xe nâng tay cao, xe nâng điện đứng lái có những ưu điểm vượt trội hơn hẳn.
-Loại xe nâng này có thiết kế nhỏ gọn, được cấu tạo bởi phần khung cột vững chắc.
-Tay cầm chắc chắn, có cần dịch chuyển giúp người sử dụng chủ động hơn trong việc vận hành.
-Dễ dàng sử dụng vì được đấu trực tiếp với dòng điện. Bề mặt đồng hồ hiển thị rõ nét.
-Bình chứa nhiên liệu được sắp sếp một cách gọn gàng nhằm bảo vệ phần trên không của vỏ bọc xung quanh.
2. Những quy tắc cần tuân thủ khi sử dụng xe nâng điện đứng lái:
Để đảm bảo độ bền cho xe, người sử dụng nên chú ý đến bình acquy của xe. Nên sạc bình trong vòng 4 – 5h đồng hồ khi bình acquy còn khoảng ¼ bình. Tránh tình trạng sử dụng đến khi cạn kiệt thì mới sạc, việc này rất nguy hiểm và làm giảm tuổi thọ của bình.
Trong thời gian sử dụng, khoảng 5 – 7 ngày cần châm nước vào bình. Cần lưu ý nên sử dụng loại nước tinh khiết không tạp chất, vì nếu sử dụng nước có tạp chất  sẽ gây nguy hiểm cho bình.
Cần lưu ý sử dụng nguồn điện thích hợp để sạc bình. Thông thường bộ sạc của xe nâng điện sử dụng điện 220-3 pha, đầu ra của sạc có hiệu điện thế  bằng hiệu điện thế của acquy.
Trên đây là những quy tắc cơ bản khi sử dụng xe nâng điện đứng lái. Việc sử dụng xe nâng đúng cách sẽ giúp xe kéo dài tuổi thọ và độ bền giúp doanh nghiệp giảm bớt chi phí sửa chữa.
 
Liên hệ: Mr. Hùng: 094 55 33 840 hoặc 0969 062 541

Thứ Ba, 21 tháng 11, 2017

Tìm hiểu ưu và nhược điểm của xe nâng điện đứng lái

Ngày nay, xe nâng không còn xa lạ với nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp nặng. Có rất nhiều loại xe nâng: xe nâng tay cao, xe nâng tay thấp, xe nâng điện bán tự động, xe điện đứng lái. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ưu và nhược điểm của loại xe này nhé.
 
1. Xe nâng điện đứng lái là gì?
Xe nâng điện đứng lái là thiết bị dùng để nâng hạ và di chuyển hàng hóa. Khác với những loại xe nâng tay khác, khi xe nâng điện đứng lái (xe nâng hàng Reach Truck) người vận hành phải đứng để điều khiển thay vì ngồi lái. Loại xe này có hệ thống trục nâng có thể đẩy ra và thu vào giúp tiết kiệm không gian làm việc.
2. Ưu và nhược điểm của xe nâng điện đứng lái
+ Ưu điểm: 
– Xe được thiết kế có kích thước nhỏ gọn giúp người sử dụng dễ dàng di chuyển, thích hợp cho việc vận chuyển hàng hóa từ xưởng ra kệ, giá đỡ mà không sợ va chạm vào các hàng hóa ở xung quanh.
– Tiết kiệm nhiên liệu do chạy bằng điện.
– Xe vận hàng êm ái, tiếng ồn nhỏ và không phát thải.
– Việc bảo dưỡng và sửa chữa đơn giản (kiểm tra cáp sạc, hệ thống thủy lực, nước cất ắc quy ..)
+ Nhược điểm:
– Do chạy bằng điện nên thời gian sử dụng bị hạn chế, chỉ có thể sử dụng 8h/ngày
– Thích hợp sử dụng trên nền đường bằng phẳng, nhẵn do bánh xe nâng được làm bằng cao su và chất liệu PU.  Hạn chế tối đa việc sử dụng xe trên mặt bằng gồ ghề vì sẽ làm mòn bánh.
– Xe chỉ phù hợp với không gian làm việc nhỏ. Do thiết kế nhỏ gọn nên di chuyển quãng đường dài sẽ khá tốn thời gian và hạn chế hiệu suất làm việc.
3. Xe nâng điện đứng lái được ứng dụng như thế nào?
Xe nâng điện đứng lái thường được sử dụng trong các nhà kho, nơi có không gian nhỏ hẹp và nền bằng phẳng. Loại xe nâng này thường được sử dụng nhiều trong các ngành nghề như: thực phẩm, dược phẩm, siêu thị, kho nhỏ, sản xuất linh kiện điện tử …
Trên đây là những ưu điểm và nhược điểm của xe nâng điện đứng lái. Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho quý khách trong việc lựa chọn loại xe nâng phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình.
Liên hệ: Mr. Hùng: 094 55 33 840 hoặc 0969 962 541

Tại Việt Nam đang có những loại xe nâng nào?


Bạn có biết tại Việt Nam hiện nay có những loại xe nâng nào? Ưu và nhược điểm của từng loại ra sao? Mẫu mã xe như thế nào? Các loại xe nâng điện phổ biến như xe nâng điện ngồi lái, xe nâng điện đứng lái và xe nâng điện bán tự động.
 
Những loại xe nâng điện này có cường độ làm việc cao, máy chạy êm và tiết kiệm nhiên liệu. Bên cạnh đó, với mẫu mã đa dạng và giá cả tương đối hợp lý.
 
1.  Xe nâng điện là gì?
Xe nâng điện là loại xe nâng sử dụng điện năng từ bình ắc quy để vận hành và di chuyển. Loại xe điện này có các bộ phận chính như ghế ngồi, buồng lái, số lùi
 
Do sử dụng nhiên liệu chính là nguồn điện từ bình ac quy, nên khi sử dụng khách hàng cần lưu ý nạp đủ điện cho bình. Trung bình, nạp điện khoảng 5h/ngày thì xe nâng điện có thể sử dụng được trong 8 giờ
Loại xe nâng điện chủ yếu được dùng nhiều trong các nhà kho, kho lạnh, có thực phẩm … và sử dụng trong những không gian có địa hình trơn láng, bằng phẳng.
2.  Các loại xe nâng điện 
Có 3 loại xe nâng điện chính: xe nâng điện bán tự động, xe nâng điện đứng lái, xe nâng điện ngồi lái
+ Xe nâng điện bán tự động: là loại xe nâng được phát triển từ xe nâng tay thủ công, một điểm khác của xe nâng điện bán tự động đối với xe nâng tay thủ công đó là nó có thêm bình ac quy và cần điều khiển nâng hạ. Loại xe nâng tay này có tay lái đơn giản, có cần điều khiển để xe nâng dễ dàng di chuyển mà không cần đến sức người.
+ Xe nâng điện đứng lái: loại xe nâng này là lại đứng trên sàn của xe nâng. Khi đứng lên thì dưới chân là bàn đạp phanh. Để điều khiển cho xe di chuyển được người vận hành phải đạp bàn đạp phanh này xuống. Đây là loại xe nâng được sử dụng nhiều trong các kho hàng có không gian chật hẹp, đường đi nhỏ.
+ Xe nâng điện ngồi lái: Xe nâng điện ngồi lái có cấu tạo gồm buồng lái và ghế ngồi. Xe nâng điện ngồi lái có thiết kế tương đối giống ô tô, chỉ khác ở chỗ nó không có chân côn. Khi điều khiển xe nâng, người vận hành sẽ ngồi trên chiếc bình ac quy và nâng hạ bằng cần điều khiển riêng.
3. Ưu và nhược điểm của dòng xe nâng điện
Ưu điểm: Xe nâng điện là loại xe nâng có trọng tải lớn, có thể nâng và di chuyển hàng hóa có trọng tải lớn một cách êm ái và nhanh chóng so với xe nâng tay thủ công.
Nhược điểm: Chỉ có thể sử dụng trong không gian có mặt sàn chất lượng, bằng phẳng và trơn mịn .
Trên đây là thông tin về những loại xe nâng điện phổ biến hiện nay. Để tránh mua phải những mặt hàng kém chất lượng, khách hàng nên tham khảo và tư vấn kĩ loại xe nâng mình cần tại các đơn vị cung cấp xe uy tín. Liên hệ: 094 55 33 840 hoặc 0960 062 541

Thứ Năm, 16 tháng 11, 2017

Bí kíp vận hành xe nâng hiệu quả


Ngày nay, xe nâng được sử dụng nhiều trong các kho hàng, từ xe nâng tay, xe nâng điện bán tự động, xe nâng điện đứng lái và các loại xe nâng sử dụng nhiên liệu. Dưới đây là bí kíp giúp bạn vận hành xe nâng hiệu quả.
 
1. Làm chủ tốc độ xe nâng
Làm chủ được tốc độ xe và thao tác của mình nhằm giảm được những động tác phanh không cần thiết sẽ giúp bạn tiết kiêm được một phần nhiên liệu khi sử dụng xe.
2. Không nên sử dụng phanh nhiều
Viêc hãm phanh nhiều sẽ khiến động cơ tiêu thụ một lượng nhiên liệu nhưng không mang lại hiệu quả. Vì vậy, khi điều khiển xe người vận hành không nên sử dụng phanh nhiều.
Cần tránh tình trạng đột ngột phanh gấp khi dừng xe, thay vì đạp ga mạnh để phanh gấp, người vận hành nên lợi dụng quán tính của xe đi di chuyển và dừng xe.
3. Tránh tình trạng tăng ga, nẹt bô, khi nâng hạ hàng hóa hoặc khi di chuyển
Lượng nhiên liệu sẽ được tiêu hao khá nhiều khi người bận hành tăng tốc độ xe nâng đột ngột, thông thường động cơ khi động cơ không thể đốt cháy hết những lượng dầu tăng lên đột ngột thì chúng sẽ thải ra môi trường, việc này làm cho nhiên liệu bị tiêu hao, bên cạnh đó còn gây ô nhiễm môi trường.
4. Nên bảo dưỡng động cơ, xe nâng một cách đều đặn
Một chiếc xe nâng được bảo dưỡng theo định kỳ sẽ hoạt động với hiệu suất cao nhất. Xe nâng của bạn sẽ hoạt động không hiệu quả, lượng xăng dầu tiêu thụ tốn hơn, nếu như bộ phận đánh điện bị cáu bẩn.
5. Tránh tình trạng nâng trọng lượng quá tải
Mỗi chiếc xe nâng đều có một trọng tải nâng khác nhau, do đó bạn không nên nâng các khối hàng hóa có trọng lượng quá tải, vì khi thực hiện nâng hàng quá tải động cơ sẽ làm việc vượt qua vùng hiệu quả từ đó khiến lượng nhiên liệu tiêu thụ tăng mạnh.
Mặt khác, việc nâng hàng quá tải cũng sẽ khiến lốp xe nâng nhanh hao mòn hơn, và làm giảm tuổi thọ của xe.
6. Thường xuyên quan sát tốc độ giới hạn của xe nâng
Bất cứ loại xe nâng nào cũng có giới hạn tốc độ nhất định, việc vượt quá tốc độ giới hạn sẽ dẫn đến tiêu hao nhiên liệu không cần thiết.
7. Cần sử dụng đúng loại dầu và thay dầu đúng định kỳ cho xe nâng
Sử dụng đúng loại dầu nhớt cho động cơ sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm từ 1 – 2% lượng nhiên liệu, bên cạnh đó việc thay dầu theo đúng định kỳ sẽ giúp xe vận hành hiệu quả và bền lâu hơn.
8. Giữ cho bộ phận lọc gió được sạch và thay lọc gió khi cần
Bộ phận lọc gió sạch có thể giảm mức tiêu hao nhiên liệu cho xe khoảng 10%. Lọc gió là bộ phận lọc bụi khỏi không khí trước khi chúng được đưa vào buồng đốt. Mỗi xe trung bình cần khoảng 1.600 lít không khí khi hoạt động trong vòng 1 phút. Do tính năng hoạt động cao như vậy, lọc gió rất hay bị bẩn, đặc biệt ở môi trường xe nâng làm việc có nhiều bụi như như nhà máy gạch, thức ăn gia súc.
Liên hệ:  Mr. Hùng: 094 55 33 840 hoặc 0969 062 541

Thứ Tư, 15 tháng 11, 2017

Cách vận hành xe nâng hàng đúng cách

Vận hành xe nâng hàng đúng kỹ thuật là một điều vô cùng quan trọng vì nó giúp đảm bảo an toàn cho người sử dụng, và nâng cao hiệu quả trong công việc và giúp xe nâng có được tuổi thọ cao. Dưới đây là quy trình hướng dẫn vận hành xe nâng đúng kỹ thuật
+ Trước khi khởi động xe
Trước khi khởi động xe bạn cần điều chỉnh ghế ngồi sao cho vị trí ngồi thoải mái nhất. Khi điều chỉnh ghế ngồi cần đảm bảo chìa khóa xe nâng ở vị trị OFF. Nên nhớ thắt dây an toàn trước khi vận hành xe nâng hàng.
+ Khởi động xe
Bước 1: Kéo thắng tay, đưa cần nâng hạ về vị trí trung gian (đối với những dòng xe có cần nâng hạ)
Bước 2: Cắm chìa khóa vào ổ, bật chìa khóa sang vị trí ST động cơ sẽ được khởi động.
**Lưu ý**
-Khi khởi động xe nâng cần chú ý không được đề nhiều hơn 10s cùng lúc. Tuyệt đối không rời khỏi xe khi chìa khóa vẫn còn mở ở bị trí ON.
-Phải bật chìa khóa về vị trí OFF trước khi rút chìa khóa.
+ Sau khi khởi động xe
Bước 1: Bạn cần làm mát động cơ cho đến khi đồng hồ đo nhiệt độ nước chỉ 50 độ C.
Bước 2: Cần kiểm tra các hạng mục dưới đây trong khi làm mát động cơ:
-Tất cả các đồng hồ báo
-Kiểm tra xe động cơ có gây ra tiếng động khác thường nào hay không
– Xem màu khói xả có bình thường không
Bước 3: Vận hành các cần điều khiển: cần điều khiển xa nâng, cần điều khiển nghiêng để chắc chắn các cần điều khiển đều hoạt động bình thường.
+ Khi lái xe nâng
Trong quá trình vận hành xe nâng, người lái nên chắc rằng khu vực xung quanh đã an toàn trước khi khởi động.
-Lưu ý không được vận hành càng xe nâng trong khi đạp bàn đạp ga
-Nâng càng nâng lên cách mặt đất khoản 15 – 20cm, nghiêng trụ nâng về phía sau hoàn toàn.
– Trong khi đạp bàn đạp cắt số/thắng, kéo cần số tiến lùi về phía trước hoặc sau, sau đó thả thắng tay và bàn đạp cắt số trong khi đạp bàn đạp ga dần dần.
– Luôn sang số khi xe nâng đã được dừng hẳn để đảm bảo ăn toàn và bảo vệ các thiết bị
+ Dừng và đỗ xe nâng
-Khi dừng xe bạn thả chân ra khỏi bàn đạp ga (hoặc bàn đạp điều khiển tiến lùi) và đạp thắng để giảm tốc độ xe.
-Hạ càng nâng xuống mát sàn và nghiêng trụ nâng về phí trước khi đỗ xe. Tiếp theo kéo thắng tay và đưa cần nâng hạ về vị trí trung gian.
-Bật chìa khóa về vị trí OFF và rút chìa khóa khi không vận hành xe nâng.
-Trong trường hợp chìa khóa đang bật ở vị trí ON thì khoảng 3 phút sau động cơ sẽ tắt và có âm thanh cảnh báo.
Trên đây là những thông tin giúp bạn hiểu hơn về quy trình vận hành xe nâng cần thêm thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ: 
Mr. Hùng: 094 55 33 840 hoặc 0969 062 541

Chủ Nhật, 12 tháng 11, 2017

Bạn có biết những bộ phận nào cấu tạo nên xe nâng hàng?

Ngày nay, xe nâng hàng đã trở nên quen thuộc với nhiều công ty trong việc vận chuyển hàng hóa. Đây là chiếc xe vô cùng quan trọng trong việc giúp công ty thúc đẩy sản xuất, tuy nhiên không phải ai sử dụng cũng biết rõ cấu tạo của xe để sử dụng xe cho đúng cách. Vậy, những bộ phận nào cấu tạo nên chiếc xe nâng hàng?
Cấu tạo chung của xe nâng

1. Khung xe nâng
Bộ phận khung xe bằng thép được lắp rắp nhằm đảm bảo sự an toàn tối đa cho người vận hành. Là nơi đặt bình nhiên liệu (xe nâng điện), là khung đỡ thân xe và càng nâng.
2. Buồng lái
Là khu vực dành cho người vận hành bao gồm khu vực điều khiển, bàn lái, các công tắc điều khiển.
3.  Đối trọng của xe
Đối với xe nâng điện thường bình ắc quy, đối với xe nâng dầu tải khối sắt, khối bêtông cứng  sẽ được đặt ở phía sau nhằm làm cân bằng cho xe. Đồng thời giữ được độ an toàn khi nâng hạ hàng hóa ở bất cứ vị trí nào.
4. Xi lanh nâng hạ và xi lanh nghiêng khung
Tuỳ theo tải trọng của xe mà đường kính và chiều dài của xi lanh thuỷ lực cũng khác nhau. Xi lanh xe là xi lanh thủy lực được gắn trên khung xe và tháp nâng,
5. Càng xe nâng
Càng xe nâng dùng để đặt hàng hóa muốn nâng hạ. Càng xe nâng thường có bộ phận cố định thanh đỡ đầu xi lanh để khi pitông đi lên sẽ kéo theo đầu trên của xilanh đi lên và thanh đỡ.
6. Vỏ xe (Lốp xe nâng)
Vỏ xe nâng thường có 2 loại là vỏ đặc và vỏ hơi.
Trên đây là một số bộ phận quan trọng của một chiếc xe nâng hàng. Quý khách hàng có thể liên hệ trực để xem xe tận mắt.
http://xenanghanquocchinhhang.com/t221c318p810/Ban-co-biet-nhung-bo-phan-nao-cau-tao-nen-xe-nang-hang.htm
Liên hệ: Mr. Hùng 094 55 33 840 hoặc 0969 062 541

Thứ Tư, 8 tháng 11, 2017

10 điều cần lưu ý khi lựa chọn xe nâng hàng

Dưới đây là 10 điều bạn cần lưu ý khi mua xe nâng để có thể lựa chọn cho mình một chiếc xe nâng phù hợp với nhu cầu sản xuất của mình, mức tiền

 
1. Xác định loại hàng hóa cần nâng và phương thức đóng gói
 
Trước tiên, bạn cần xác định loại hàng hóa bạn cần nâng? hàng hóa được đóng gói thành từng khối hay theo thùng. Điều này sẽ giúp bạn xác định được mức độ cần thiết của việc lựa chọn càng (nĩa), lựa chọn xe, lựa chọn miếng đệm (với thiết bị gắn kèm..)
 
2. Xác định khối lượng và kích thước của khối hàng hóa
– Điều tiếp theo bạn cần lưu tâm đó là việc xác định khối lượng và kích thước của khối hàng hóa. Việc này giúp xác định được tải trọng xe và lựa chọn khung xe
 
3. Xác định độ cao muốn nâng
–  Xác định chiều cao tối đa của giá để hàng trong nhà kho, từ mặt đất lên giá cao nhất là bao nhiêu mét để xác định chiều cao khung xe.
 
4. Xác định kích thước pallet
– Kích thước pallet sẽ liên quan tới tâm nâng của khối hàng giúp xác định loại càng nâng cần sử dụng và tải trọng xe.
 
5. Xác định loại khung xe (2 tầng hay 3 tầng)
– Bạn nên xem mình sử dụng xe trong container không, nhiều hay ít, và dùng lấy mỗi lần 1 hay 2 pallet hàng? Điều này giúp bạn xác định nên chọn loại khung xe nào, chọn loại 2 tầng hay 3 tầng.

6. Xác định chiều cao và rộng của lối đi trong nhà kho của bạn
– Bạn cần xác định chiều cao và độ rộng lối đi để xem loại xe nâng mà bạn chọn có phù hợp không? Thông thường, nếu muốn dùng được xe forklift (xe nâng điện ngồi lái, xe dầu ngồi lái), lối đi yêu cầu tối thiểu từ 3,8 mét trở lên, còn với loại  xe reach-truck, stacker (xe nâng điện đứng lái) lối đi yêu cầu từ 2,8 mét trở lên.
 
 7.  Xác định loại động cơ của xe
– Xe nâng động cơ gồm các loại: Dầu, Xăng – gas, Điện.
+  Xe nâng dầu khỏe, làm trong môi trường khắc nghiệt, tiếng xe kêu to…..
+ Xe nâng điện làm việc trong môi trường sạch sẽ, yên tĩnh
– Giá của các loại xe nâng được sắp xếp theo thứ tự sau: Điện –> Xăng- gas –> Dầu, xe đứng lái –>Xe ngồi lái
 
 8. Thời gian hoạt động của xe trong 1 ngày?
– Thời gian hoạt động giúp xác định lượng ắc quy cần sử dụng, lượng xăng, dầu, gas xe cần sử dụng

9.  Xe có yêu cầu gì đặc biệt?
– Side shifter: Dịch chuyển càng (Nĩa), khung sang trái, phải
– Fork positioner: Dịch chuyển càng (Nĩa) vào, ra.
– Cặp cuộn giấy, cặp thùng carton, cặp lốp xe, đổ nhiên liệu tự động
 
10. Mức tiền đầu tư 
- Tùy thuộc vào tài chính mỗi công ty. Có những công ty, doanh nghiệp lựa chọn xe mới nhưng cũng có công ty lại thích xe cũ cũ hay xe hàng bãi. 
Hiện nay chúng tôi có khá nhiều chuyên viên, kỹ thuật có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực xe nâng úy khách có thể liên hệ:
 
Mr. Hùng: 094 55 33 840 hoặc 0969 062 541